Những thông tin về muỗi và cách phòng chống muỗi đốt hiệu quả

Muỗi sống ở đâu
Posted by: Nguyên Văn Phú Comments: 0

Muỗi là loài động vật gây phiền toái và nguy hiểm cho con người. Với việc đốt và hút máu người, muỗi có thể là trung gian lây truyền các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều này làm cho mọi người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Vậy để hiểu chi tiết về loại côn trùng này và những các phòng chống muỗi đốt hiệu quả thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Muỗi là gì ?

Muỗi là một loài động vật có độ phổ biến và phân bố rộng vì vậy chúng ta có thể bắt gặp muỗi ở khắp mọi nơi. Muỗi là tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Muỗi là sinh vật thuộc lớp côn trùng, họ Culicidae và thuộc bộ hai cánh.

Xem thêm : Tổng quan về muỗi sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh hiệu quả

Đặc điểm sinh thái của muỗi

Muỗi là loài sinh vật có đặc điểm sinh thái vô cùng đa dạng.

Muỗi sống ở đâu ?

Nơi sinh sống của muỗi chủ yếu là trong các ao hồ, đầm lầy, các bể chứa nước và vũng nước đọng. Đây là điều kiện thích hợp để cho muỗi đẻ trứng và phát triển theo chu trình sống của mình.

Muỗi sống ở đâu
Muỗi thường sống những nơi rậm rạp ẩm ướt

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh sống là bao nhiêu ?

Muỗi sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20 – 25 oC. Vì vậy những nơi có khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm là nơi chúng sinh sống nhiều nhất. Tùy thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ mà vòng đời của muỗi có thể xê dịch và thay đổi vài ngày.

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh sống
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh sống là 21.2 > 22.7 °c

Thức ăn cho muỗi là gì ?

Muỗi cái với cấu tạo vòi có khả năng xuyên thủng da đặc biệt nên muỗi cái thường hút máu người và động vật để tạo ra năng lượng và nuôi sống bản thân. Ngoài ra lượng máu này là nguồn protein để cho muỗi cái có thể sinh sản và đẻ trứng.

Muỗi đực không có cấu tạo vòi nên không có khả năng hút máu. Thức ăn của muỗi đực thường là nhựa cây, dịch trái cây, phấn hoa…

Thức ăn muỗi là gì
Muỗi thường hút máu người để sống

Muỗi hay đốt nhóm màu nào ?

Muỗi có sự cảm nhận vô cùng tốt đối với CO2 trong hơi thở người và động vật. Ngoài ra muỗi đặc biệt bị thu hút bởi mùi mồ hôi. Vì vậy, nam giới với khả năng bài tiết mồ hôi mạnh mẽ là đối tượng hấp dẫn cho muỗi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khả năng người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn so với nhóm máu khác. Do muỗi có khả năng biết được các chất dinh dưỡng có trong nhóm máu và bị thu hút từ các tín hiệu hóa chất trong nhóm máu.

Muỗi sống được bao lâu ?

Muỗi có tuổi thọ ngắn. Trong vòng đời của mình, muỗi sẽ sinh trưởng và phát triển theo những giai đoạn khác nhau. Thông thường, muỗi đực chỉ sống trong khoảng thời gian là 10 ngày. Muỗi cái sống lâu hơn, có thể kéo dài đến 2 tháng. Trong khoảng thời gian 3 ngày, muôi cái sẽ đẻ trứng một lần và và thực hiện được khoảng 5 – 8 lần đẻ trứng trong chu trình sống của mình.

Muỗi thường xuất hiện vào mùa nào ?

Vì muỗi cực kỳ thích sống ở những nơi có điều kiện ẩm ướt nên mùa mưa là thời điểm mà muỗi xuất hiện nhiều nhất. Thông thường từ tháng 6 đến tháng 10 là khoảng thời gian mà có điều kiện, nhiệt độ và môi trường sống thích hợp nhất để cho muỗi sinh sản.

Tuy nhiên, muỗi là động vật máu lạnh nên vào những nơi có nhiệt độ thấp dưới 10 oC chúng sẽ ẩn nấp trốn mùa đông và đợi khi nhiệt độ ấm hơn thì sẽ bay ra ngoài.

Đặc điểm sinh học

Muỗi có mấy chân ?

Muỗi là côn trùng có thân mỏng, chúng gồm có 3 đôi chân nằm ở các đốt trong phần ngực. Muỗi chân dài để thực hiện chức năng hút máu một cách hiệu quả.

Kích thước và trọng lượng của muỗi

Muỗi trưởng thành có kích thước từ 5 – 20mm và kích thước này có thể thay đổi và chênh lệch vài mm. Muỗi có trọng lượng từ 1,5 – 2mg và chúng có thể bay với vận tốc đến 2,5 km/h.

Kích thước và trọng lượng của muỗi
Kích thước và trọng lượng của muỗi

Cấu tạo cơ thể muỗi như thế nào ?

Muỗi là loại côn trùng thuộc động vật không xương sống, bộ xương của muỗi làm bằng kitin và cơ thể muỗi được chia làm 3 phần:

Phần đầu : Muỗi là động vật thuộc mắt kép và gồm có 2 mắt, vùng khuyết ở cửa mắt muỗi có gốc anten. Ở muỗi đực góc anten này dài 15 đốt và ở muỗi cái là 16 đốt. Miệng của muỗi có vòi và các cơ quan có khả năng gây vết thương. Riêng muỗi đực không có vòi.

Phần ngực : Ngực muỗi gồm có 3 đốt ngực trước, ngực giữa, ngực sau dính liền nhau. Mỗi đốt mang 1 đôi chân riêng đốt ngực mang thêm đôi cánh vô cùng vững chắc.

Phần bụng : Gồm có 10 đốt, phần bụng và lưng muỗi nối với nhau bởi lớp màng nhỏ ở hai bên. Trên phần bụng có lông tơ và vảy. Bộ phận sinh dục của muỗi được tạo từ những đốt bụng cuối.

Cơ thể muỗi
Cơ thể muỗi

Quá trình sinh trưởng và phát triển của muỗi

Muỗi là loại động vật có tuổi thọ thấp tuy nhiên quá trình sinh trưởng và phát triển của muỗi khá phức tạp và phải trải qua 4 giai đoạn:

Trứng

Khi muỗi cái trưởng thành và hút đủ máu, có đầy đủ protein cho quá trình sinh sản thì muỗi sẽ tới những nơi có nước để đẻ trứng. Muỗi cái đẻ trứng theo từng đợt và số lượng mỗi lần là rất lớn có thể lên tới 200 trứng.

Trong điều kiện thích hợp, không bị tác động bên ngoài, trứng sẽ sống trong nước. Trong khoảng thời gian 2 ngày trứng sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của mình đó là giai đoạn lăng quăng.

Lăng quăng

Sau khi lăng quăng được hình thành, chúng sẽ ăn những vi sinh vật có trong nước và hít thở nhờ có cấu tạo ống truyền. Trong giai đoạn của mình, lăng quăng sẽ tiến hành lột xác 4 lần và lớn lên qua các lần lột. Trong lần lột xác cuối chúng sẽ tiến hóa thành nhộng.

Giai đoạn này mất từ 7 – 14 ngày và tùy điều kiện môi trường mà có thể thay đổi.

Nhộng

Đây là giai đoạn thứ 3 trong vòng đời phát triển của muỗi. Trong giai đoạn này, mỗi sẽ không ăn mà chỉ nghỉ ngơi. Nhờ cấu tạo đuôi mà nhộng có thể di chuyển rất xa.

Trong khoảng thời gian 2 ngày, lớp bao bọc bên ngoài của nhộng sẽ được tách ra và chuyển sang giai đoạn muỗi trưởng thành.

Muỗi trưởng thành

Khi chuyển sang muỗi trưởng thành, chúng sẽ nghỉ ngơi một thời gian để hình thành các bộ phận và làm khô cơ thể.

Sau khi đủ mạnh và cứng cáp, muỗi trưởng thành sẽ bay đi và kiếm ăn để sống và sinh sản.

Muỗi sốt xuất huyết sống bao lâu
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của loài muỗi

Một số loại muỗi nguy hiểm

Muỗi là một trong những vật trung gian có khả năng lây và truyền bệnh giữa con người với nhau và giữa động vật với người. Ở những thời điểm điều kiện thời tiết thuận lợi, muỗi sẽ sinh sôi và phát triển mạnh làm cho các dịch bệnh bùng phát.

Muỗi vằn

Muỗi vằn hay còn gọi là muỗi Aedes aegypti là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Muỗi vằn có thân đen, trên cơ thể có những vệt màu trắng.

Muỗi Aedes aegypti thường sống ở những nơi ít có ánh sáng, thường ở trong rèm cửa, áo quần, lọ hoa, trong các đồ dùng gia đình… Ở các bình, dụng cụ chứa nước, vũng nước đọng, muỗi cái sẽ ở đây và tiến hành đẻ trứng.

Ấu trùng của muỗi vằn thường có hình bầu dục và chúng mất khoảng 6- 10 ngày để có thể phát triển thành giai các hình thái khác và trở thành muỗi trưởng thành.

Chúng thường đốt người vào ban ngày và thời gian hoạt động mạnh nhất là lúc chiều tối và sáng sớm. Khi cảm nhận được các chất thu hút, muỗi sẽ sa vào và thực hiện đốt nhanh chóng gây ra cảm giác ngứa đỏ khó chịu cho con người.

Muỗi Anophen

Muỗi Anophen là nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt rét làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Bụng của muỗi anophen nhọn và trên cánh có các vệt màu xanh xám. Chúng thường sinh sản ở những vùng nước ngọt. Thời gian hoạt động của muỗi anophen là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Ấu trùng của muỗi anophen thường nằm song song với mặt nước và mất khoảng thời gian từ 5 – 10 ngày để hoàn thiện chu trình của mình và phát triển thành muỗi trưởng thành.

Khác với muỗi Aedes aegypti, muỗi anophen thường sống ở những nguồn nước sạch, ít bị ô nhiễm.

Muỗi anophen kiếm ăn vào ban đêm và thích những nơi có ánh sáng yếu, những trang phục màu tối. Sau khi thực hiện đốt người, chúng sẽ ở lại trong nhà một thời gian và sau đó sẽ bay ra các bụi cây, gầm cầu…

Muỗi anophen là vật trung gian truyền virus sốt rét từ người bệnh sang người lành. Bệnh này thường lây lan rất nhanh và làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

Muỗi khổng lồ

Muỗi khổng lồ có tên khoa học là Gallinipper. Đây là loài côn trùng hút máu và đem lại những thương tích cho con người khi bị tấn công.

Muỗi khổng lồ là loại muỗi có kích thước vô cùng lớn với chiều dài cơ thể có thể lên đến 1,3 cm, trên đôi chân của muỗi khổng lồ có rất nhiều lông.

Loài muỗi này phát triển mạnh vào mùa mưa lũ và muỗi này chỉ hút máu mà không truyền bệnh cho con người. Thức ăn muỗi đực khổng lồ chủ yếu là phấn hoa, nhựa cây. Muỗi cái hút máu và gây ra vết cắn vô cùng đau nhức.

Ấu trùng của muỗi khổng lồ cũng sống trong nước. Tuy nhiên chúng không ăn thực vật mà có khả năng sắt bắt những ấu trùng của các loài muỗi khác và những sinh vật sống nhỏ bé.

Xem thêm : Loài muỗi khổng lồ sốt mạng với cú chích máu thấu xương

Con muỗi mắt

Muỗi mắt hay được gọi cách khác là con dĩn. Muỗi mắt xuất hiện rất phổ biến và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Muỗi mắt là côn trùng có kích thước nhỏ. Chúng cũng đốt người và có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Mùa hè là thời điểm muỗi mắt sinh trưởng và phát triển. Chúng hoạt động mạnh nhất vào buổi tối. Do có kích thước bé nên húng dễ dàng đậu và đốt mà chúng ta không biết gì.

Muỗi mắt xuất hiện nhiều ở nơi đông người qua lại và bị thu hút bởi mùi thức ăn.

Các cách phòng chống muỗi hiệu quả

Muỗi là loại động vật làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người nên việc phòng chống muỗi là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng.

Phòng chống muỗi bằng tác nhân sinh học

Sử dụng các tác nhân sinh học để diệt muỗi như cá diệt bọ gậy trong bể chứa, thằn lằn bắt muỗi…

Cải tạo và vệ sinh môi trường sống

Đây là biện pháp nhằm phá bỏ nơi sinh sống và đẻ trứng của muỗi bằng cách thu dọn và tiêu hủy những vật liệu có khả năng chứa nước đọng, phát quang cây cối để loại bỏ nơi trú ẩn của chúng.

Sử dụng các phương pháp hóa học

Phương pháp hóa học chúng ta có thể sử dụng như dùng nhang muỗi, thuốc diệt muỗi, thuốc bôi da, các hóa chất và tinh dầu đuổi muỗi…

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng màn tẩm hóa chất, phun hóa chất lên không gian…

Phương pháp vật lý

Các phương pháp vật lý để phòng chống muỗi như dùng vợt điện, muỗi sợ mùi gì, đèn bẫy muỗi, treo màn khi đi ngủ, dùng cửa lưới chống muỗi…

Dịch vụ cung cấp cửa lưới chống muỗi ở Việt Nhật

Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy muỗi là động vật nguy hiểm mà chúng ta cần tiêu diệt và phòng chống muỗi đốt hiệu quả.

Chúng ta có thể lựa chọn nhiều phương pháp chống muỗi khác nhau. Tuy nhiên ở một số phương pháp còn có nhiều điểm hạn chế và hiệu suất chống muỗi của nó không cao. Do đó, cửa lưới chống muỗi (côn trùng) được coi là giải pháp đem lại hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn.

Xem thêm : Báo giá lắp đặt cửa lưới chống muỗi | chống côn trung 2023

Cửa sổ chống muỗi
Cửa sổ chống muỗi

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cửa lưới chống muỗi khác nhau được nhiều công ty cung cấp. Tuy nhiên, các mặt hàng kém chất lượng tồn tại rất nhiều nên việc lựa chọn địa chỉ uy tín để mua là điều vô cùng cần thiết.

Với phương chấp vì lợi ích của khách hàng, Việt Nhật luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.

Vì vậy nếu quý khách có nhu cầu mua cửa lưới chống muỗi thì hãy liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên tư vấn vô cùng tận tình, các dịch vụ và chính sách chất lượng, chúng tôi sẽ luôn mang lại sự hài lòng cho quý khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916937481
Liên hệ