Tổng quan về muỗi sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh hiệu quả

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Posted by: phongtran Comments: 0

Với thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, các loại muỗi sốt xuất huyết được tạo điều kiện để sinh sôi và nảy nở một cách nhanh chóng. Loài muỗi này có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Để có thể hiểu thêm về loài muỗi này, dấu hiệu nhận biết và những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả thì hãy cùng nhau tham khảo thông tin dưới đây nhé.

Bệnh sốt xuất huyết và đặc điểm muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây lo ngại cho người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đáng chú ý với tốc độ lây lan vô cùng mạnh làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.

Virus dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Tác nhân này được truyền vào cơ thể người thông qua vết đốt của muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti. Khi con người mắc bệnh sẽ có những biến chứng vô cùng phức tạp và có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết là loại động vật nhỏ, có màu đen, trên cơ thể có những vệt màu trắng. Chúng thường sống ở những nơi tối trong nhà như trong gầm giường, tủ quần áo, rèm cửa, nhà vệ sinh…và những khu vực đông người.

Muỗi cực kỳ thích hợp với những nơi ẩm ướt vì vậy ở những nơi chứa nước và có nước đọng như bình nước, chậu cảnh muỗi thường sống và đẻ trứng ở đây. Ở điều kiện này, trứng có thể chịu được điều kiện bên ngoài rất tốt nên có thể sống trong thời gian rất lâu và phát triển thành những cá thể khác.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe. Muỗi Aedes aegypti và muỗi Aedes albopictus là hai tác nhân truyền bệnh chủ yếu.

Aedes aegypti là loại muỗi gây bệnh chính và chúng ta thường gặp loại muỗi này ở những khu vực đô thị vì ở đây có điều kiện thuận lợi để cho muỗi đẻ và truyền virus gây bệnh sang trứng.

Aedes aegypti cũng là tác nhân gây bệnh quan trọng. Tuy nhiên, muỗi này thường sống chủ yếu ở nông thôn và không có khả năng truyền virus gây bệnh qua trứng.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn là tác nhân gây và truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu.

Muỗi sốt xuất huyết sống bao lâu ?

Tùy thuộc vào môi trường sống và điều kiện tự nhiên có thuận lợi hay không mà vòng đời của muỗi vằn có thể thay đổi. Thông thường chúng có khả năng sống trong khoảng từ 2 – 4 tuần. Trong suốt vòng đời của mình, muỗi sẽ không bay quá xa.

Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hình thành trứng

Khi đến chu kỳ sinh sản, muỗi vằn trưởng thành sẽ sống trong những nơi có điều kiện thuận lợi để đẻ trứng. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 5 ngày và mỗi lần muỗi vằn có thể để hàng chục trứng.

Giai đoạn 2: Trứng chuyển thành bọ gậy

Khi tiếp xúc với nước, trứng sẽ nở thành bọ gậy trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày.

Giai đoạn 3: Bọ gậy thành lăng quăng

Thời gian đẻ bọ gậy lớn lên và chuyển thành lăng quăng từ 5 – 8 ngày.

Giai đoạn 4: Lăng quăng tạo thành muỗi

Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày lăng quăng sẽ hình thành muỗi non và phát triển nhanh chóng để tạo thành muỗi trưởng thành và tiếp tục chu trình.

Muỗi sốt xuất huyết sống bao lâu
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của muỗi vằn.

Muỗi sốt xuất huyết đốt lúc nào ?

Muỗi vằn có khả năng đánh hơi người rất nhanh và nó có thể đốt ngay trong tích tắc. Muỗi hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chiều tốt. Muỗi có khả năng hút màu rất nhiều lần trong vòng đời của mình và sau khoảng 2 ngày khi nở, muỗi trưởng thành sẽ thực hiện lần hút máu đầu tiên.

Muỗi thường hút máu vào ban ngày, tuy nhiên chúng sẽ đốt người mạnh nhất vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều tốt. Tuy nhiên, hiện nay chúng có thể hoạt động ở cả ban đêm nhưng với mức độ thấp hơn.

Vết đốt của muỗi sốt xuất huyết

Khi bị muỗi sốt xuất huyết đốt, tại các vị trí bị đốt sẽ xuất hiện các nốt đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Điều này là do khi muỗi đốt, chúng sẽ bơm dịch tiết vào da chúng ta với mục đích bôi trơn để cho quá trình hút máu thuận lợi hơn.

Muỗi sốt xuất huyết đốt có ngứa không ?

Khi cơ thể chúng ta bị muỗi sốt xuất huyết đốt thì sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy và kích ứng do hệ thống miễn dịch tiết chất histamin nhờ nước bọt của muỗi kích thích.

Thông thường, muỗi đốt vào ban ngày sẽ gây ra cảm giác ngứa nhiều hơn so với khi bị đốt vào ban đêm. Điều này là do hooc môn chống viêm cortisol được cơ thể tiết ra vào ban ngày nhiều hơn nên gây ra phản ứng mạnh.

Bị muỗi sốt xuất huyết đốt nên làm gì ?

Khi bị muỗi sốt xuất huyết đốt, chúng ta sẽ cảm thấy mẩn đỏ và ngứa do histamin được tiết ra từ cơ thể phản ứng với nước bọt muỗi vằn. Tuy nhiên, nếu chúng ta gãi, phản ứng histamin sẽ tăng mạnh và gây ra cảm giác ngứa hơn rất nhiều, sưng lên và có thể gây nhiễm trùng da.

Vì vậy, để giảm ngứa và hạn chế nguy cơ lây bệnh, chúng ta sơ cứu nhanh chóng bằng cách rửa vết muỗi đốt với nước lạnh và xà phòng, lau khô và bôi thuốc đặc hiệu lên phần da đó và quan sát các triệu chứng.

Nếu vết muỗi chích bị sưng to và đỏ thì chúng ta có thể làm dịu vết đốt bằng cách chườm đá lạnh lên vị trí đó.

Dấu hiệu bị muỗi sốt xuất huyết đốt

Muỗi vằn được coi là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết vì có khả năng đưa vi khuẩn từ người bệnh sang người lành.

Khi bị muỗi sốt xuất huyết đốt con người sẽ bị nhiễm bệnh và xuất hiện một số hiện tượng nổi bật.

Bệnh sốt xuất huyết sẽ khởi phát một cách đột ngột và cơ thể chúng ta sẽ trải qua các triệu chứng qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Sau thời gian bị muỗi đốt, virus trong cơ thể sẽ tồn tại và có thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết từ 4 – 10 ngày. Trong thời gian này, cơ thể sẽ bị sốt cao và kéo dài từ 2 – 7 ngày và kèm theo một số biểu hiện như: đau đầu, phát ban, ngứa, nhức hai bên hốc mắt, nổi hạch bạch huyết, buồn nôn, đau mỏi xương khớp…

Giai đoạn xuất huyết ( giai đoạn nguy hiểm nhất )

Sau khi bệnh khởi phát từ 3 – 7 ngày, cơ thể con người sẽ trải qua giai đoạn xuất huyết nặng. Giai đoạn này vô cùng nguy hiểm và có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu chúng ta không chữa trị kịp thời.

Lúc này, nhiệt độ của cơ thể sẽ giảm xuống không còn sốt cao, tuy nhiên chúng ta cần phải theo dõi kỹ càng vì rất có thể bệnh sẽ chuyển biến nhanh và gây biến chứng.

Nếu gặp phải một số triệu chứng đi kèm như: mệt mỏi, đau bụng cấp, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, ra máu mũi, tiểu ra máu, nôn dai dẳng và nôn ra máu thì hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được cấp cứu.

Việc không điều trị kịp thời sốt xuất huyết nặng có thể gây ra các biến chứng viêm gan, suy tim, suy thận, xuất huyết não và dẫn tới tử vong.

Giai đoạn hồi phục

Sau giai đoạn xuất huyết từ 2 – 4 ngày, chúng ta sẽ hết sốt và dần hồi phục. Biểu hiện giai đoạn này là thèm ăn, đi tiểu nhiều, ngừng xuất huyết ra ngoài. Tuy nhiên vẫn còn có các triệu chứng suy hô hấp, nhịp tim chậm…

Cách phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Ảnh hưởng của muỗi sốt xuất huyết là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, chúng ta cần có những biện pháp phóng hiệu quả.

Giải pháp để phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng và chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sống và đẻ trứng của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng

Đây là phương pháp chúng ta nên thực hiện để hạn chế sự sinh sản nhanh chóng của muỗi.

– Ngăn chặn muỗi tiếp xúc với môi trường thuận lợi bằng cách vệ sinh môi trường sạch sẽ, che đậy kín những nơi chứa nước và các dụng cụ có nước đọng để muỗi không thể chui vào và đẻ trứng ở đó.

– Ở các bể chứa nước lớn chúng ta có thể thả mezo hoặc nuôi các loại cá nhỏ, cá bảy màu để diệt lăng quăng, bọ gậy hiệu quả.

– Sắp xếp các đồ dùng trong nhà gọn gàng để loại bỏ nơi trú ẩn và sinh sống của muỗi.

– Thu gom các dụng cụ, xử lý và tiêu hủy những phế thải xung quanh để loại bỏ môi trường sống của muỗi.

– Thường xuyên thay rửa và vệ sinh các dụng cụ chứa nước như thùng phuy, lu, xô nước, bình hoa, để loại bỏ trứng, không cho chúng tiếp tục phát triển.

– Lật úp các bình, thùng chứa nước chúng khi không sử dụng.

– Bỏ dầu, muối, các hóa chất vào bát nước kê chân chạn, khay nước tủ lạnh để diệt bọ gậy, lăng quăng.

– Thường xuyên xử lý nguồn nước và khơi thông cống rãnh.

– Phát quang bụi rậm để phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi.

Ngăn chặn và xua đuổi muỗi, chống muỗi đốt

Để có thể chống muỗi đốt bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình chúng ta cần thực hiện những cách sau:

– Treo màn khi đi ngủ kể cả ban ngày lẫn ban đêm.

– Thường xuyên mặc áo quần dài tay để chống muỗi cắn.

– Dùng các loại bình xịt côn trùng, thuốc diệt muỗi, nhang muỗi, vợt điện…

– Tẩm hóa chất vào rèm cửa, màn để diệt muỗi.

– Xông khói để đuổi muỗi.

– Dùng cửa lưới chống muỗi để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi vào không gian gia đình một cách hiệu quả và an toàn.

– Khi phát hiện có người bệnh sốt xuất huyết cần bảo vệ để tránh muỗi hút máu và lây bệnh cho người khác.

Xem thêm : 10 mùi hương làm cho muỗi không giám đến gần bạn

Tích cực phối hợp với chính quyền và kêu gọi mọi người cùng chống muỗi

Việc chống và diệt muỗi là cần thiết đối với cả cộng đồng vì vậy chúng ta cần có ý thức để thực hiện các biện pháp.

– Khi có các đợt phun thuốc diệt muỗi, cần phối hợp nhanh chóng và tuyệt đối.

– Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống muỗi để ngăn ngừa bệnh và bảo vệ cho môi trường sống được trong lành và sạch sẽ.

– Khi có các triệu chứng cần theo dõi và đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để xử lý kịp thời.

Cửa lưới chống muỗi và dịch vụ chất lượng cao ở Việt Nhật

Việc tiêu diệt và chống muỗi cắn là việc làm cần thiết của mọi gia đình để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chống muỗi tuy nhiên độ hiệu quả và an toàn không cao. Đối với các phương pháp có sử dụng hóa chất, khi chúng ta sử dụng nhiều lần thì có thể có khả năng gây hại cho sức khỏe. Vì vậy cửa lưới chống muỗi được coi là giải pháp tốt nhất hiện nay mà khách hàng lựa chọn.

Xem thêm : Những đặc điểm của cửa lưới chống chuột

Cửa lưới chống muỗi côn trùng
Sử dụng cửa lưới chống muỗi là biện pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng.

Cửa lưới chống muỗi vừa ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống, vừa dễ sử dụng, an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra lắp đặt cửa lưới chống muỗi còn góp phần trang trí và làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Xem thêm :Thi công lắp đặt cửa lưới chống muỗi dạng lùa

Tuy nhiên, trên thị trường bây giờ có rất nhiều địa chỉ cung cấp cửa lưới chống muỗi nhưng chúng ta không chắc rằng sản phẩm có đạt chất lượng hay không. Vì vậy cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ cung cấp kỹ càng.

Cửa chống muỗi, cửa chống côn trùng
Việt Nhật là địa chỉ cung cấp các sản phẩm cửa lưới chống muỗi chất lượng cao đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Việt Nhật là công ty phân phối, cung cấp và lắp đặt các thiết bị cửa lưới chống muỗi hiệu quả được đông đảo khách hàng lựa chọn và tin tưởng. Với chính sách và dịch vụ chất lượng cùng đội ngũ nhân viên yêu nghề và trình độ cao, công ty sẽ giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. Vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *