Thiết kế thi công polycarbonate cho nhà kính theo yều khách hàng

Bản vẽ thiết kế nhà polycarbonate
Posted by: Nguyên Văn Phú Comments: 0

Nội Dung Bài Viết

Kinh nghiệm lựa chọn và lắp đặt Polycarbonate cho nhà kính

Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian nhà kính an toàn, giá cả phải chăng mà chất lượng và thẩm mỹ vượt trên mong đợi, đừng bỏ qua giải pháp đến từ nhựa polycarbonate.

Polycarbonate cho nhà kính trong nông nghiệp
Polycarbonate cho nhà kính trong nông nghiệp

Liệu polycarbonate có tốt không? Loại nhựa polycarbonate nào phù hợp với nhà kính? Làm thế nào để chọn tấm polycarbonate hoàn hảo nhất cho nhà kính? Cách lắp đặt polycarbonate như thế nào? Dưới đây, Việt Nhật sẽ chia sẻ cho bạn tất cả những thông tin mà bạn cần, đảm bảo cho bạn sự an tâm tuyệt đối khi lựa chọn đầu tư vào sản phẩm.

Thiết kế polycarbonate cho nhà kính
Thiết kế polycarbonate cho nhà kính

Nhựa polycarbonate là gì ?

Nhựa polycarbonate là loại nhựa tổng hợp, được tạo ra bởi sự liên kết của phenol và axeton trong điều kiện axit, kết hợp với cacbonyl clorua trong một quá trình liên kết.

Các tấm polycarbonate cho nhà kính được tạo ra bằng phương pháp ép phun, đúc bọt, ép đùn hoặc tạo hình chân không,… mang lại những thiết kế độc đáo với tính ứng dụng cao.

Những ưu điểm vượt trội của nhựa polycarbonate khiến nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các dự án nhà ở, nhà quy hoạch thương mại, nhà thầu, nhà cung cấp dự án dịch vụ, đặc biệt là những người yêu cầu một lớp phủ nhà kính với hiệu suất cao để bảo vệ trang thiết bị nội thất hay các công trình nông nghiệp của mình.

So sánh nhựa polycarbonate với các loại vật liệu khác cho nhà kính

So với polymethyl methacrylate (PMMA, còn được gọi là acrylic)

Cả acrylic và polycarbonate đều là những vật liệu tuyệt vời cho một loạt các dự án xây dựng. Tuy nhiên, những loại nhựa này có những đặc tính và ưu nhược điểm riêng mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho nhà kính của mình.

  • Nhựa polycarbonate bền hơn PMMA và có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt lâu hơn. Nếu polycarbonate có khả năng chống va đập gấp 200 lần kính tiêu chuẩn thì acrylic chỉ gấp 10 lần.
  • Polycarbonate có khả năng bắt lửa thấp, trong khi acrylic sẽ cháy chậm và không được khuyến khích sử dụng ở những nơi có thể có lửa.
  • Polycarbonate có tính kháng hóa chất cao hơn acrylic, nó có thể được làm sạch bằng chất tẩy rửa khắc nghiệt hơn có chứa hóa chất như amoniac. Tuy nhiên, không được làm sạch nhựa bằng dung môi.
  • Độ đánh bóng của acrylic cao, mịn và sáng hơn polycarbonate
  • Acrylic cũng dễ nứt hơn, trong khi polycarbonate dễ xước hơn.
  • Acrylic thường có giá thành rẻ hơn polycarbonate

So với kính thông thường

Tuổi thọ: Kính có thể dễ bị vỡ và hư hỏng gây nguy hiểm, polycarbonate là sự lựa chọn an toàn, dường như không bị phá vỡ.

Hầu hết kính thông thường không thể lọc ánh sáng gay gắt, trong khi polycarbonate cho nhà kính có thể cung cấp ánh sáng nhẹ nhàng.

Kính thông thường không đóng vai trò là chất cách nhiệt, trong khi hiệu suất của nhựa polycarbonate ổn định và điều hòa nhiệt độ cho không gian của bạn.

Vì sao nhựa polycarbonate phù hợp cho nhà kính ?

Khả năng chống vỡ nhờ độ bền vượt trội

Với độ cứng lên đến 140°C và độ dẻo dai -20°C, nhựa polycarbonate cho nhà kính bền và chắc chắn hơn 200 lần so với kính thông thường. Vì vậy, nó có thể chịu được tác động từ mưa đá, gió lớn hoặc các mối nguy hiểm khác.

Polycarbonate cho nhà kính
Polycarbonate cho nhà kính

Polycarbonate có khả năng kiểm soát nhiệt và chống cháy cao

Khả năng chịu nhiệt của nhựa polycarbonate là 135°C. Lớp cách nhiệt của polycarbonate phản xạ sức nóng tia UV và bậc ngược ra ngoài, giúp điều hòa không gian sống của bạn. Vì vậy, tấm polycarbonate đóng vai trò như một bộ lọc tia cực tím tự nhiên, giữ cho các tia có hại tránh xa cơ thể bạn.

Nhựa polycarbonate có khả năng chống cháy cao hơn nhựa polyeste, sợi thủy tinh hay tấm acrylic.

Khả năng truyền sáng tốt

Nhựa polycarbonate giúp khuếch tán ánh sáng vượt trội, là ưu điểm đối với những nhà kính dành cho cây trồng, giúp cây phát triển mạnh và nhanh hơn. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng duy trì độ trong suốt trong thời gian dài.

Khả năng truyền sáng tốt
Polycarbonate truyền sáng cao

Đa dạng màu sắc và kiểu dáng

Bản chất của polycarbonate là nhựa nhiệt dẻo nên nó có thể được thiết kế thành nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Điều này mở ra cánh cửa cho các thiết kế sáng tạo và độc đáo mà kính thông thường không thể làm được. Đặc biệt, polycarbonate cực kì đa dạng với nhiều màu sắc.

Màu sắc đa dạng của polycarbonate rỗng ruột
Màu sắc đa dạng của polycarbonate rỗng ruột

Dễ dàng thi công, lắp đặt và vệ sinh sản phẩm

Trọng lượng nhẹ giúp quá trình thi công polycarbonate cho nhà kính diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với vật liệu truyền thống.

Tiết kiệm chi phí

So với các loại kính truyền thống, nhựa polycarbonate dễ dàng di chuyển và lắp đặt hơn, giúp giảm chi phí nhân công đáng kể.

Kinh nghiệm lựa chọn và lắp đặt polycarbonate cho nhà kính

Lựa chọn màu sắc polycarbonate phù hợp

Vì màu sắc ảnh hưởng đến khả năng truyền sáng của nhựa polycarbonate, bạn nên cân nhắc lựa chọn màu phù hợp với nhu cầu truyền sáng cho không gian của mình.

Thông thường, các tấm lợp màu xanh lục, xanh lam và đỏ có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều hơn ba lần so với các màu khác. Những tấm polycarbonate trắng trong sẽ có độ truyền sáng tốt nhất, lên đến 92%. Các tấm có màu trắng mờ, nâu đồng, xám (grey) có tỉ lệ truyền sáng là 50%.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên hài hòa, thẩm mỹ và thể hiện cá tính riêng.

Cân nhắc chiều rộng và độ dày polycarbonate cho nhà kính

Chiều rộng và độ dày nhựa polycarbonate ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng cách nhiệt. Thông thường, vật liệu dày hơn sẽ cung cấp khả năng cách nhiệt tốt hơn nhưng truyền ánh sáng ít hơn và ngược lại. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn nên cân nhắc lựa chọn nhựa polycarbonate có độ dày phù hợp.

Lựa chọn độ dày và kích thước polycarbonate phù hợp
Lựa chọn độ dày và kích thước polycarbonate phù hợp

Ngoài ra, độ dày tấm polycarbonate cần phù hợp với khung xương và nhu cầu chịu lực thực tế, cần tính toán tải trọng gió, nhiệt độ không khí khi thời tiết thay đổi, … để quyết định độ dày polycarbonate cho nhà kính.

Lựa chọn loại polycarbonate phù hợp với nhu cầu

Nhựa polycarbonate đặc ruột thường phù hợp cho những dự án yêu cầu độ bền, độ trong suốt và khả năng truyền sáng cao. Với các công trình lớn, tuổi thọ cao thì polycarbonate đặc ruột sẽ thích hợp nhất.

Nhựa polycarbonate rỗng ruột có 2 vách thường phù hợp cho những dự án nhà kính yêu cầu sự cân bằng giữa truyền ánh sáng và cách nhiệt. Nhựa polycarbonate rỗng ruột cho phép ánh sáng dịu khuếch tán qua và giúp giảm sự tích tụ nhiệt và các điểm nóng. Vẻ ngoài nhuốm màu của nó mang lại không gian riêng tư tốt trong khi vẫn duy trì không gian hài hòa và tươi sáng.

Nhựa polycarbonate dạng sóng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời đối với dự án không quá rộng, cần tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, cần phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và thời gian sử dụng của mỗi dự án để lựa chọn loại polycarbonate phù hợp. Đối với những công trình ngắn hạn, chi phí đầu tư không cao thì nên lựa chọn loại polycarbonate có tuổi thọ phù hợp để giảm bớt chi phí.

Kinh nghiệm trong quá trình lắp đặt

Trước khi lắp đặt, bạn nên tính độ lệch dự phòng để khoan lỗ và kết nối các tấm polycarbonate vì sự co giãn do nhiệt của nhựa polycarbonate, các thành phần của khung như thép, nhôm,… để đảm bảo độ bền vững của kết cấu và tránh bị nứt ở các vị trí kết nối.

Khi lắp đặt, cần chú ý để không gây trầy xước lên tấm polycarbonate, làm giảm khả năng lấy sáng và chất lượng polycarbonate.

chống UV tốt

Lưu ý lắp tấm có mặt được bảo vệ khỏi tia cực tím hướng ra mặt trời bằng cách tìm nhãn dán cho biết mặt nào được bảo vệ khỏi tia cực tím. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng đọng nước trên phần mái polycarbonate, nên chú ý độ nghiêng khung lợp để nước dễ thoát ra.

Để tránh ảnh hưởng đến bề mặt và cấu trúc hóa học của nhựa polycarbonate, khi sử dụng keo dán, hóa chất nên chọn loại có hoạt tính trung tính. Đặc biệt, không được dùng keo silicon để kết nối các tấm polycarbonate với nhau, điều này sẽ hạn chế khả năng giãn nở nhiệt của polycarbonate, có thể gây vỡ nhựa polycarbonate sau một thời gian sử dụng.

Kinh nghiệm khi vệ sinh polycarbonate cho nhà kính

Không dùng dung môi ăn mòn, xăng dầu hoặc các chất tẩy rửa có tính axit cao khi vệ sinh mặt nhựa polycarbonate.

Nên dùng nước sạch để rửa trôi bụi bẩn, sau đó dùng vải mềm để lau chùi mặt nhựa polycarbonate.

Đảm bảo sản phẩm được bảo hành, hướng dẫn lắp đặt và chăm sóc từ nhà cung cấp

Để đảm bảo chất lượng và bảo hành theo đúng thỏa thuận, bạn cần đọc và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp nhựa polycarbonate khác nhau, cần cân nhắc lựa chọn những nhà sản xuất chính hãng để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng sản phẩm.

Thiết kế polycarbonate cho nhà kính trong nông nghiệp
Thiết kế polycarbonate cho nhà kính trong nông nghiệp.

Quy trình thi công polycarbonate cho nhà kính

Lập kế hoạch, phúc thảo dự án polycarbonate cho nhà kính

Trước khi tiến hành thi công, bạn nên dành thời gian để lập kế hoạch cho dự án nhà kính của mình. Hãy lưu ý những vấn đề quan trọng, chẳng hạn như: Hướng nghiêng của tấm polycarbonate, hướng gió, khu vực nào nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất,… Đây là tất cả những câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải tự hỏi và giải quyết thấu đáo trước khi bắt đầu thiết kế dự án polycarbonate cho nhà kính của bạn.

Chuẩn bị vật liệu

Trước khi thi công polycarbonate cho nhà kính, bạn cần đảm bảo có đầy đủ các vật dụng cần thiết:

  • Nhựa Polycarbonate chính hãng
  • Khung đỡ
  • Giàn dáo, dây đai an toàn nếu lắp đặt ở các vị trí cao
  • Tuân thủ quy trình thi công và những lưu ý cần thiết khi lắp đặt để đảm bảo có được polycarbonate hoàn hảo nhất cho nhà kính

Bản vẽ thiết kế nhà polycarbonate

Lắp đặt khung đỡ

Khung đỡ để lắp đặt tấm polycarbonate cho nhà kính được làm từ kim loại, thép không gỉ hoặc mạ kẽm,… Sắt và thép không gỉ thường bền, chịu được trọng lực lớn và được ưu tiên sử dụng hơn.

Hệ khung chịu lực có thể tận dụng kết cấu có sẵn của nhà kính như cột bê tông để có thể giảm thiểu tối đa chi phí vật liệu.

Lắp đặt tấm polycarbonate cho nhà kính

Đầu tiên, bạn nên xác định mặt nào của tấm polycarbonate là mặt có khả năng chống tia UV, mặt này sẽ được hướng ra phía mặt trời.

Tiến hành cưa các tấm lợp để phù hợp với kích thước, cấu trúc. Nên dùng lưỡi cưa nhỏ và sắc, lưỡi cưa đĩa sắc để cắt tấm polycarbonate dạng đặc ruột.

Lưu ý : Sản phẩm có thể co giãn do nhiệt độ thời tiết, nên phải tạo các lỗ khoan lớn hơn thân vít tầm 2-3mm để tránh sự xô lệch. Cần dùng loại vít chuyên dụng để lắp đặt.

Tháo màng phim sau khi lắp đặt và vệ sinh sản phẩm

Cuối cùng, nên tháo màng phim bảo vệ sau khi đã lắp đặt xong tấm polycarbonate cho nhà kính. Chú ý trong quá trình thi công không làm trầy xước lên bề mặt polycarbonate.

Trong quá trình thi công có thể gây bụi bẩn lên sản phẩm, để đảm bảo tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ, bên nên lau chùi, vệ sinh sản phẩm sau khi lắp đặt với nước, xà phòng nhẹ và mút xốp mềm.

Nhà trồng cây polycarbonate

Lời khuyên cho bạn đó là nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, tham khảo ý kiến, gợi ý của nhà cung cấp để đảm bảo thi công polycarbonate cho nhà kính một cách chất lượng và hoàn hảo nhất, đảm bảo an toàn cho công trình và tuổi thọ tấm polycarbonate dài hơn.

Báo giá thi công tấm polycarbonate cho nhà kính

Bảng giá tấm polycarbonate cho nhà kính bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Loại nhựa tấm lợp (nhựa polycarbonate đặc ruột, rỗng ruột, dạng sóng), kích thước, độ dày, mẫu mã, thương hiệu, nhà cung cấp,… Để được đảm bảo mức giá phù hợp và chất lượng tấm lợp che nắng tốt nhất, bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng cao.

Liên hệ ngay với Mái che cao cấp Việt Nhật để nhận được báo giá nhanh và chính xác nhất.

Việt Nhật – Địa điểm cung cấp polycarbonate cho nhà kính chất lượng, uy tín

Hy vọng với những thông tin sản phẩm, kinh nghiệm lựa chọn và hướng dẫn lắp đặt mà Việt Nhật mang lại, bạn có thể an tâm đầu tư cho mình một dự án polycarbonate cho nhà kính hoàn hảo nhất.

Nếu bạn vẫn đang đắn đo tìm kiếm một dự án nhựa polycarbonate cho nhà kính của mình thì Việt Nhật sẽ là nhà cung cấp chất lượng, uy tín dành cho bạn.

Với những sản phẩm chính hãng, đội ngũ nhân viên lành nghề và không ngừng sáng tạo, Việt Nhật cam kết:

  • Sự hài lòng của khách hàng là tiêu chí hàng đầu để chúng tôi thiết kế bất kỳ sản phẩm nào
  • Mang đến cho khách hàng giải pháp polycarbonate cho nhà kính đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng nhất
  • Thực hiện các phép đo cẩn thận, chính xác, phù hợp với dự án của bạn
  • Thiết kế kiểu mã đa dạng theo nhu cầu khách hàng
  • Bắt kịp xu thế, không ngừng sáng tạo và đổi mới để mang đến những sản phẩm polycarbonate cho nhà kính tuyệt vời nhất
  • Bảo hành và chăm sóc khách hàng chu đáo
  • Tư vấn tận tình những thắc mắc của khách hàng

Nếu bạn còn có bất kỳ băn khoăn nào về dự án nhựa polycarbonate, chúng tôi sẵn sàng nhận phản hồi từ bạn. Việt Nhật sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên môn và tư vấn cụ thể để đảm bảo bạn nhận được chính xác những gì bạn cần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *