Mái Hắt Là Gì? 10+ Mẫu mái hắt “Đốn Tim” Ngôi Nhà Bạn 

Posted by: Nguyên Văn Phú Comments: 0

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Mái hắt là gì?” mặc dù sản phẩm này được nhìn thấy rất nhiều trong các công trình xây dựng và không gian ngôi nhà bạn. Hãy cùng thương hiệu Việt Nhật chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại mái này qua bài viết dưới đây!

Mái hắt là gì?

Mái hắt hay với tên gọi khác là ô văng, là kết cấu nhô ra khỏi phần tường được nằm ở phía trên hoặc ngang với lanh tô cửa ra vào và cửa sổ, với cấu trúc dốc hoặc ngang để bảo vệ và ngăn chặn nắng mưa vào nhà. Đồng thời, để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhà thầu kết hợp giằng tường với mái hắt và lanh tô.

Theo các bạn, mái hắt là gì?
Theo các bạn, mái hắt là gì?

Mái hắt thường sở hữu kích thước nhỏ hơn 1,2m chiều dài với phần nhô ra khoảng 40 – 50cm so với mặt tường và cấu tạo tựa như tấm mỏng côngxôn không quá dày từ 6 – 9cm. 

Hiện nay có hai cách để có thể xây mái hắt là xây mái hắt dính liền với lanh tô và xây mái hắt tời lanh tô.

Cấu tạo của mái hắt

Thông thường, mái hắt được làm bằng bê tông cốt thép, nhưng cũng có một số trường hợp sử dụng các loại vật liệu khác như gỗ hoặc khung thép. Tuy nhiên, trước khi nhà bê tông cốt thép trở nên phổ biến, nhiều người thường ưa thích mái hắt làm bằng cốt thép. Họ thường kết hợp mái hắt với lanh tô để tạo thành một bộ phận hoàn chỉnh.

Đồng thời, khi xây dựng mái hắt bằng bê tông cốt thép, sau khi đúc xong, bạn cần kiểm tra khả năng chịu lực trước khi đặt mái hắt vào vị trí cuối cùng. Việc này đảm bảo mái hắt đủ sự an toàn và không gặp sự cố trong quá trình thi công.

Các vị trí lắp đặt mái hắt phổ biến

Mái hắt xuất hiện ở ngôi nhà và phòng ở trong điều kiện vùng nhiệt đới, thông thường phần mái hắt được lắp đặt ở cửa sổ và cửa ra vào. 

Mái hắt lắp ở cửa sổ

Cửa sổ là vị trí lắp đặt mái phổ biến nhất giúp che chắn nắng mưa chiếu thẳng vào phòng và khiến mưa không thể bị hắt vào khe hở của cửa sổ. Đặc biệt, phần bên trên mái hắt của cửa sổ, nhiều hộ gia đình thường tích hợp để làm ban công.

Lắp đặt mái hắt ở vị trí cửa sổ
Lắp đặt mái hắt ở vị trí cửa sổ

Mái hắt lắp ở cửa ra vào

Một vị trí khác để đặt mái hắt là cửa ra vào. Nó mang đến công dụng che nắng mưa và tạo nên sự sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà khi vừa đặt chân tới.

Mái hắt được đặt ở vị trí cửa ra vào
Mái hắt được đặt ở vị trí cửa ra vào

Phân loại ô văng phổ biến

Hiện tại có nhiều loại mái hắt khác nhau được chia thành vật liệu cấu tạo và hình thức thiết kế. Phụ thuộc vào từng đặc điểm công trình và sở thích mà nhà đầu tư lựa chọn các loại mái hắt phù hợp. 

Phân loại theo cấu tạo chính

Ô văng bê tông cốt thép

Ô văng được xây dựng với cấu tạo chính là bê tông cốt thép – là sự kết hợp chắc chắn giữa bê tông và thép. Điều này đảm bảo tính chắc chắn và độ bền của công trình, thường được tìm thấy trong các tòa nhà cao tầng và cầu.

Ô văng thép kính

Mái hắt này sử dụng thép và kính làm cấu tạo chính, tạo ra một thiết kế hiện đại và trong suốt, mang đến cảm giác thoáng đãng khi mở cửa sổ ra bên ngoài. Các toà nhà cao 

Lựa chọn mái hắt thép kính cho không gian nhà bạn
Lựa chọn mái hắt thép kính cho không gian nhà bạn

Ô văng khung thép 

Ô văng thép có cấu tạo chính dựa trên khung thép, tạo nên một không gian rộng mà không cần sử dụng nhiều cột chống. Nó được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp và nhà máy sản xuất. 

Phân loại theo hình thức thiết kế

Mái hắt bê tông cốt thép chữ nhật đơn giản

Mái hắt có kiểu dáng đơn giản, thường được sử dụng cho các tòa nhà công nghiệp và kho bãi. Chúng được tạo thành từ nhiều hình chữ nhật, tạo nên điểm nhấn vào tính tiện ích và chức năng.

Mẫu mái hắt làm từ bê tông chắc chắn và đơn giản
Mẫu mái hắt làm từ bê tông chắc chắn và đơn giản

Mái hắt kiểu nhà kiến trúc phục hưng, châu Âu

Đây là loại mái hắt được thiết kế đặc biệt với các chi tiết trang trí phức tạp như gờ chỉ và hoa văn lớn. Chúng thường được tìm thấy trong các công trình kiến trúc phục hưng hoặc châu Âu tinh tế và sáng tạo.

Mái hắt chèo có ốp ngói

Mái hắt sử dụng ngói truyền thống có hình dáng tựa như mái nhà truyền thống, mang lại không gian ấm cúng và gần gũi cho các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi.  

Mẫu mái hắt được thiết kế được ốp ngói sang trọng
Mẫu mái hắt được thiết kế được ốp ngói sang trọng

Mái hắt sắt tạo hình hiện đại

Mái hắt sử dụng sắt với kiểu dáng đường cong và cấu trúc phức tạp. 

Mái hắt gỗ truyền thống

Mái hắt gỗ được thiết kế theo phong cách truyền thống với việc sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp các chi tiết trang trí cổ điển. Điều này mang đến không gian ấm cúng, thân thiện trong các công trình nhà gỗ, khu vườn hoặc công viên. 

Quy định về việc xây dựng mái hắt cửa sổ

Dưới đây là một số vấn đề lưu tâm khi xây dựng mái hắt cửa sổ:

Phần nhô ra cố định

Đối với những không gian nhà thổ cư, độ cao của phần mái hắt tính từ vỉa hè lên độ cao 3.5m. Những bộ phận của ngôi nhà bao gồm ban công, mái hắt không được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ, ngoại trừ trường hợp sau:

  • Đường ống thoát nước mưa ở mặt phía ngoài nhà dưới 0.2m chỉ giới và đảm bảo yếu tố mỹ quan

Những quy định cụ thể về xây dựng ô văng – mái hắt

  • Độ cao từ phần vỉa hè lên tới 1m và cấu kiện được quyền vượt quá 0.2m so với quy định gồm gờ chỉ, bậu cửa hoặc những bộ phận trang trí
  • Tính từ độ cao 3.5m so với phần vỉa hè, những bộ phận sê-nô, ô văng, ban công (ngoại trừ mái đón và mái hè) được nhà nước cấp phép vượt quá chỉ giới với điều kiện sau:

Độ vươn ra nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè hơn 1m và đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn điện và quản lý xây dựng áp dụng cho từng khu vực

Có sự thống nhất giữa độ cao và độ vươn cụ thể của ban công và tạo ra nhịp điệu trong các kiến trúc công trình, mang đến không gian bắt mắt

Bên trên của phần nhô ra chỉ sử udngj làm ban công, không được quyền che chắn để tạo thành buồng

Bảng quy định chi tiết như sau:

STTCHIỀU RỘNG LỘ GIỚI (M)ĐỘ VƯƠN RA TỐI ĐA AMAX (M)
1Dưới 7m0
27,120,9
3>12,151.2
4<151,4

Phần nhô ra không cố định

Với phần nhô ra không cố định như cánh cửa thì với từng độ cao từ vỉa hè tới 2.5m các cánh cửa khi mở ra không được quyền vượt quá chỉ giới đường đỏ (trừ trường hợp là cửa thoát hiểm của nhà công cộng).

Phần ngầm dưới mặt đất

Dựa theo quy định của bộ xây dựng, mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của nhà đều không được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Đối với mái đón hè phố

Bộ xây dựng đưa ra khuyến khích xây mái đón hè phố nhô ra cộng đồng để tạo điều kiện cho người đi bộ. Những quy định khi xây mái đón hè phố: 

  • Thiết kế cần đồng bộ cho cả dãy phố và cụm nhà với kích thước, diện tích đồng đều để đảm bảo cảnh quan bắt mắt
  • Tuân thủ mọi quy định về việc phòng cháy chữa cháy
  • Độ cao cách phần vỉa hè từ 3.5m và đảm bảo mỹ quan
  • Không vượt đường chỉ giới đỏ để ảnh hưởng đến tầm nhìn người đi bộ
  • Bên trên phần mái đón, mái hè phố không sử dụng bất kể một việc gì khác như xây ban công hoặc sân thượng

Quy trình lắp đặt mái hắt cửa sổ

Quy trình để lắp đặt mái hắt cửa sổ theo các bước như sau:

Tham khảo quy trình lắp đặt mái hắt như thế nào?
Tham khảo quy trình lắp đặt mái hắt như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra mái hắt

  • Bạn cần kiểm tra các tiêu chuẩn như hình dáng, kích cỡ, chủng loại xem đã đúng với bản thiết kế chưa
  • Kiểm tra thời gian đúc đã thực sự đáp ứng được cường độ chịu lực hay không 

Bước 2: Vận chuyển ô lăng đến vị trí phải lắp đặt

Trường hợp khi sở hữu mái hắt gia công ở khu vực xa vị trí lắp đặt thì chúng ta cần tính toán phương án vận chuyển để đảm bảo chất lượng tốt nhất. 

Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo

Khi diễn ra quá trình lắp đặt ở vị trên cao thì nên kiểm tra độ chắc chắn và an toàn của giàn giáo để việc thi công thuận lợi hơn.

Bước 4: Tiến hành làm cây chống đà để đỡ mép ngoài mái hắt

Mái hắt cần đặt ở vị trí nhô ra phía bên ngoài mặt tường <1.2m nên cần dựng cây chống đà để có thể đỡ mép mái hắt ổn định hơn trong quá trình lắp đặt.

Bước 5: Kiểm tra độ ngang bằng và độ cao của tường đặt ô văng

Khi đặt mái hắt lên thì phải xác định vị trí, kích thước dựa theo bản vẽ và kiểm tra kỹ độ cao và độ ngang bằng của đoạn tường đặt mái hắt đã đạt chưa.

Bước 6: Tiến hành rải vữa đệm

Khi bố trí giàn giáo xong, cây chống đà phải đạt tiêu chuẩn cần tưới nước lên đoạn tường lắp đặt ô văng để có thể tăng độ ẩm và sau đó phủ lớp hồ dầu và trải vữa đệm.

Bước 7: Tiến hành lắp đặt mái hắt

Việc này nghĩa là bạn cần đưa mái hắt lên lớp vữa đệm. Trước khi đặt nên xác định chính xác chiều của cốt thép chịu lực và vệ sinh phần mép dưới của mái hắt rồi sau đó phủ lớp hồ dầu lên. 

Bước 8: Đặt mái hắt đúng vị trí và kết hợp với chống đỡ mái hắt

Bạn nên điều chỉnh sao cho phần mái hắt ở phía tường trong phải khít với mặt tường. Ngoài ra, cần kết hợp dựng cây chống đà đỡ phần mái hắt cố định.

Những lưu ý trong quá trình thiết kế ô văng cửa sổ

Khi bắt đầu tiến hành thiết kế ô văng cửa sổ thì nên lưu tâm một số vấn đề như sau:

Xem thêm : 15+ Mẫu mái che cửa sổ đẹp chống nắng mưa tốt 2024

Những lưu tâm khi thi công mái hắt là gì?
Những lưu tâm khi thi công mái hắt là gì?
  • Bố trí thép mái hứt bền chắc: Phụ thuộc vào kích thước, độ dày và khả năng chịu lực của mái hắt, bạn nên chọn các loai thép có kích thước phù hợp với khả năng chống đỡ lực tốt. Trong trường hợp chọn mái hắt dày 5 – 7cm, phần nhô ra phần tường là 1.2m, mái hắt consolen thì bạn có thể sử dụng thêm vật liệu sắt để chống đỡ mái sau khi lắp đặt
  • Trang trí phần mái hắt bằng hoa văn đẹp: Để công trình thêm độc đáo, bạn nên lựa chọn thiết kế mái hắt dạng mái chéo và sử dụng tấm ngói để trang trí. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt kết hợp hoa văn đơn giản hoặc phức tạp phụ thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người. 
  • Lựa chọn kích thước ô văng chuẩn: Phần kích thước ô văng phụ thuộc vào yếu tố như độ dày và độ rộng. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ kích cỡ theo quy định của pháp luật, độ vươn ra của ô văng 0.9m – 1.4m cũng như mái hắt phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè 1m.

Bên cạnh việc lựa chọn mái hắt để che nắng, che mưa thì bạn có thể tham khảo mẫu mái che Canofix đến từ thương hiệu Việt Nhật thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ VINA. Mái đón Canopy sử dụng chất liệu nhựa Polycacbonate – loại nhựa lấy sáng tổng hợp với đặc tính nhẹ, dễ dàng tạo dáng cũng như ứng dụng chính trong các lĩnh vực khác nhau.

Mái che Canofix là hệ thống mái che đa năng mang thiết kế hiện đại
Mái che Canofix là hệ thống mái che đa năng mang thiết kế hiện đại
Mái hắt kính cường lực giúp không gian nhà thêm sáng sủa và hiện đại
Mái hắt kính cường lực giúp không gian nhà thêm sáng sủa và hiện đại
Tổng thể không gian thiết kế trong trẻo, tinh tế và hiện đại
Tổng thể không gian thiết kế trong trẻo, tinh tế và hiện đại
Mái hắt thiết kế bằng chất liệu gỗ cao cấp
Mái hắt thiết kế bằng chất liệu gỗ cao cấp
Mái hắt - điểm sáng của không gian ngoại thất của công trình
Mái hắt – điểm sáng của không gian ngoại thất của công trình
Mái hắt thiết kế mái ngói giúp không gian nhà có chiều sâu hơn
Mái hắt thiết kế mái ngói giúp không gian nhà có chiều sâu hơn

Mái che lấy sáng canofix được lựa chọn nhiều cho không gian ngôi nhà bạn với vị trí tường nhà hoặc ở khoảng trên cửa ra vào. Đặc biệt, mái hiên canofix sở hữu nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau như mái hiên Pháp canofix, mái thái, kiểu cổ điển… tuỳ vào mục đích của khách hàng để mang đến một không gian nổi bật và hài hoà hơn. 

Trên đây là những chia sẻ của bài viết muốn gửi đến bạn đọc về thắc mắc “Mái hắt là gì?” Hy vong qua một phần thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, cấu tạo và những lưu ý quan trọng khi thi công mái hắt – ô văng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916937481
Liên hệ